Tổng hợp phương pháp Đọc Hiểu trong kỳ thi JLPT tiếng Nhật
Thứ năm - 31/05/2018 16:15Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Thông tin các kỳ thi JLPT trong năm 2018
Đọc hiểu cần ở bạn phải có động lực, một lượng kiến thức nền tảng để lưu giữ các ý tưởng, sự tập trung cao độ và một phương pháp học tốt. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.
Mở rộng kiến thức
Cái này phải đọc cả tiếng Việt và tiếng Nhật vì muốn giỏi ngoại ngữ trước tiên phải giỏi tiếng Việt. Mở rộng kiến thức bằng việc thường xuyên đọc báo, tạp chí và xem tivi. Hay chú ý các bài báo hay tin tức nói về văn hoá nhật bản chẳng hạn, tin tức thế giới. Những điều tưởng chừng như không có gì liên quan về các lĩnh vực bạn quan tâm lại có thể sẽ rất hữu ích cho việc đọc của bạn đấy.
Ví dụ : Bạn thích thể thao nếu cho bạn đọc 1 bài đọc nội dung thể thao bạn không biết nhiều chữ hán nhưng bạn vẫn có thể hiểu và đoán được câu trả lời.
Ngược lại bạn biết nhiều chữ hán nhiều từ vựng nhưng bạn không có am hiểu hay có hứng thú với chủ đề bài đọc thì bạn cũng cảm thấy chán.
Nắm chắc bố cục của đoạn văn cần đọc
Một người viết tốt thường có bố cục 3 phần: mở đầu, thân và kết luận. Thông thường, câu mở đầu đưa ra một chủ đề chung và chủ đề này sẽ được phát triển ở phần thân. Bên cạnh đó, cũng nên tìm kiếm những từ, cụm từ chuyển tiếp hay các đoạn văn mở rộng chủ đề trong bài.
Suy đoán
Cái này một phần cũng dựa vào năng khiếu và khả năng suy đoán tốt, nếu không có khả năng đó thì nên luyện tập suy đoán.
Một người đọc chân chính sẽ cố gắng phỏng đoán xem tác giả muốn nói gì. Họ thường tự đặt ra những câu hỏi và tự trả lời. Nếu sự phán đoán đúng, nó sẽ củng cố hiểu biết của bạn. Nếu phán đoán sai, nó sẽ giúp cho những phán đoán của bạn nhanh hơn.
Tìm hiểu cách tổ chức bài đọc. Điều mà các độc giả cần quan tâm là tìm xem bài đọc được tổ chức, sắp xếp theo thứ tự nào: theo thứ tự thời gian, không gian, sự kiện, theo ngẫu hứng của tác giả nữa.
Tạo động lực và hứng thú
Khi giải đề hay đọc một mẫu tin tức hãy đặt câu hỏi, thảo luận với các bạn cùng lớp, cùng sở thích học tiếng Nhật. Hứng thú của bạn càng cao thì việc đọc của bạn đem lại kết quả đó. Hãy chú ý đến các gợi ý xung quanh bài đọc. Chú ý đọc đoạn văn đầu tiên và đoạn văn cuối cùng trong một bài. Đây là những phần có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hiểu bài đọc. Bí kíp là đọc câu hỏi trước sau đó đọc đoạn văn sau.
Đánh dấu, tóm tắt và xem lại
Nếu chỉ đọc thôi là chưa đủ. Để đọc hiểu sâu hơn bạn phải đánh dấu, tóm tắt và xem lại các ý chính trong bài đọc đó. Bằng cách dùng bút đánh dấu hoặc dán Fusen ghi chú bên cạnh bài đó.
Có cho mình vốn từ vựng phong phú
Cách tốt nhất để làm phong phú vốn từ vựng là thường xuyên sử dụng từ điển (tốt nhất là Nhật - Nhật).Và lập một danh sách từ mới , tạo một cuốn sổ tay để ghi lại tất cả những từ mình gặp hôm đó để lúc nào có thời gian thì tra. Và khi tra hãy chú ý cách dùng của từ đó. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều khi viết văn, giúp bạn nói đúng và nâng tầng cao hơn.
Đọc báo nhiều : Mỗi một bài báo chủ đề khác nhau bạn chịu khó đọc bạn sẽ thấy rất nhiều từ mới xuất hiện. Bạn có thể copy từ đó và paste vào từ điển nào đó và tra hoặc ghi vào sổ tay.
Tập trung cao độ
Một người đọc giỏi là người có thể tập trung cao độ. Không dễ bị phân tâm bởi các yếu tố khác. Và rất nhanh nhạy, họ nhanh chóng nhận ra là mình vừa bỏ qua ý nào và nhanh chóng quay lại đọc.
>>Xem thêm: Các kỳ thi năng lực tiếng Nhật trong năm
Đó chính là áp dụng từ điển để tra từ mới.
_ Khi tra từ mới bằng từ điển bạn có thể biết cách dùng chính xác của từ đó.
_ Từ 1 từ bạn tra trong phần giải thích bạn không hiểu bạn lại tra từ đó hơi mất thời gian 1 chút nhưng đổi lại bạn học được rất nhiều từ.
_ Khi bạn dùng từ điển bạn có thể nghe được phát âm của từ đó luôn.
_ Nếu bạn mua từ điển hình một chút bạn có thể nhấn vào chữ hán bạn không hiểu và tra luôn cách đọc và xem phần giải thích nghĩa.
Chúc các bạn sẽ cải thiện tốt phần đọc hiểu của mình trong bài viết chia sẻ phương pháp đọc hiểu dành cho kỳ thi năng lực tiếng Nhật này nhé!
Những tin mới hơn
Đang truy cập :
0
Hôm nay :
141
Tháng hiện tại
: 141
Tổng lượt truy cập : 12516770
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |