Chinh phục bài thi JLPT đạt điểm tuyệt đối
Thứ bảy - 30/06/2018 08:22Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Chinh phục bài thi JLPT đạt điểm tuyệt đối
“Đọc hiểu” là phần thi quan trọng trong tất cả các kỳ thi của bất cứ ngôn ngữ nào. Riêng với tiếng Nhật, với những đặc thù như chữ Hiragana, Katakana kết hợp với Kanji, ngữ pháp phức tạp, dễ gây hiểu lầm,.. “Đọc hiểu” là một thách thức không nhỏ đối với người học và dự thi.
Mẹo 1:
[Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới] Rất ít khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Hầu hết các trường hợp nếu đọc qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Bạn hãy đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới xem sao nhé!
Mẹo 2:
[Cần xem kỹ nội dung nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”] “Chẳng phải là A hay sao?” là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”
Ví dụ: Anh ấy vẫn tươi cười nhưng thật sự thì chẳng phải là anh ta cũng đang rất đau khổ đấy hay sao?
→ Tôi nghĩ là anh ấy đang rất đau khổ.
Chính cách nói chừng mực ấy đã chứa đựng quan điểm, ý định thực sự của tác giả.
Tất nhiên, câu hỏi trong đề thi cũng thường liên quan đến nội dung đó.
Mẹo 3:
[Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.] Sao tác giả phải thay đổi cả mạch văn bằng từ “tuy nhiên” như vậy?
Nếu hỏi tại sao thì bởi vì dù có làm thay đổi mạch văn nhưng nội dung cần trình bày vẫn thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Chính vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là nội dung chính (đáp án đấy)
Mẹo 4:
[Mục đích của đọc hiểu là nắm được chính xác quan điểm, ý kiến của tác giả] Mục đích đọc hiểu chính là hiểu đến cùng điều tác giả muốn nói.
Vì vậy, nhất định phải xem kỹ phần nội dung thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Đặc biệt là đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.
Từ vựng chữ Hán các bạn không được vội, nhưng vẫn phải làm thật nhanh. Điểm mấu chốt ở đây là cẩn thận, nhìn kỹ nét chữ vì chỉ cần bạn nhìn nhầm 1 nét thôi là có thể chọn sai đáp án, hoặc trường âm cũng vậy rất dễ nhầm.
Mẹo nha: Kanji có âm Hán Việt tận cùng là ~NG, ~NH -> có trường âm.
Hán Việt Chữ Hán Hiragana
TRUNG QUỐC 中国 ちゅうごく
HIỆU TRƯỞNG 校長 こうちょう
ƯU TIÊN 優先 ゆうせん
Tuy nhiên có 1 số trường hợp đặc biệt thì không còn cách nào khác là học thuộc lòng.
Ngữ pháp thì cần đọc hiểu câu để hiểu được ngữ cảnh. Tuy nhiên có 1 số câu có thể trả lời nhanh khi có các mẫu luôn đi với nhau các bạn cần chú ý.
Với bài sắp xếp từ trong câu, các bạn có thể sắp xếp từ cuối lên, chú ý đến các từ luôn đi cùng nhau theo cấu trúc ngữ pháp.
Bài điền từ, cần chú ý đến đoạn trước và sau chỗ điền vì câu sau liên quan dến câu trước và được nối bởi từ đó.
Bài 1 thường hỏi xem người con trai hoặc con gái sẽ làm gì ngay sau đây, chú ý đến các từ: まず、このあと và quan trọng là nghe xem họ hỏi người con trai hay con gái nha.
Bài 2 cần chú ý vào các từ hỏi như: ai, ở đâu, cái gì, khi nào, tại sao, phương pháp cách thức.
Bài 3 vì sau khi kết thúc đoạn hội thoại mới đọc câu hỏi nên việc hiểu được nội dung đoạn hội thoại là rất cần thiết. Những phần không liên quan đến câu hỏi thì không cần quan tâm, phần quan trọng thì hãy nghe thật kỹ.
Bài 4 là dạng câu hỏi khi cần làm 1 việc gì đó thì sẽ phải nói gì.
Bài 5 là dạng khi được hỏi 1 câu thì phải trả lời như thế nào. Phần này cần phản xạ nhanh, lựa chọn ngay câu trả lời để chuyển sang câu sau. Chú ý âm điệu của câu, kính ngữ… kiến thức rất đa dạng.
Hãy làm bài thi JLPT thật bình tĩnh, tự tin nhé. Trung tâm tiếng Nhật SOFL chúc các bạn đạt kết quả cao như mong muốn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
0
Hôm nay :
948
Tháng hiện tại
: 93470
Tổng lượt truy cập : 11713517
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |