Các ngành kinh tế của Nhật Bản
Chủ nhật - 21/12/2014 10:39Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Nông lâm ngư nghiệp:
Do chỉ có 13,3% diện tích đất đai được dùng cho canh tác, nông nghiệp NB có quy mô sản xuất nhỏ (trung bình một trang trại chỉ rộng 1,6 ha). Tuy vậy do kỹ thuật thâm canh tiên tiến nên năng suất cao, an toàn và hiệu quả. Hầu hết công việc đều làm bằng máy do trình độ cơ khí hoá cao. Công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện các phương pháp canh tác mới như thuỷ canh, kỹ thuật gien…. Lao động làm nông lâm ngư nghiệp năm 2002 chỉ chiếm 4,7 % (mà số này cũng không làm nông nghiệp thuần tuý) nhưng luôn sản xuất đủ lương thực và quá nửa số rau, quả tiêu thụ ở Nhật. Các sản phẩm chính gồm: gạo, lúa mì, rau xanh (khoai tây, củ cải, cải bắp…), hoa quả (lê, táo, quýt, dưa..). Ngoài ra còn các sản phẩm chăn nuôi như thịt bò, gà, lợn, sữa, trứng….
Khoảng 67% diện tích đất còn lại của NB là rừng, non nửa là rừng trồng, nên lâm nghiệp cũng là một ngành kinh tế quan trọng từ nhiều thế kỷ nay. Tuy vậy do truyền thống người Nhật dùng nhiều gỗ (xây dựng nhà cửa, chùa chiền, làm đồ dùng trong nhà….) nên Nhật Bản phải nhập khẩu đến gần 80% lượng gỗ cần sử dụng.
Nhật Bản nằm giữa biển khơi và cá là thành phần quan trọng trong bữa ăn của người Nhật (mỗi người trung bình ăn 37,9kg cá/1năm) nên ngư nghiệp của Nhật Bản cũng phát triển nhất thế giới. Năm 1996 NB có 378.431 thuyền cá được đăng ký. Sản lượng đánh bắt hàng năm lúc cao nhất tới 12 triệu tấn, nay còn khoảng hơn 6 triệu tấn gồm: cá, tôm, cua, sò hến… ngoài ra còn khoảng 1,4 triệu tấn nữa được thu hoạch từ các trại nuôi thả đặc biệt với chừng 100 loài. Tuy vậy NB vẫn phải nhập khẩu trên 40% lượng cá tiêu thụ hàng năm. Phạm vi hoạt động của tầu cá NB những năm gần đây bị thu hẹp đáng kể do các nước thực hiện chủ quyền kinh tế trên biển. Việc Nhật đánh bắt nhiều cá voi, nói là để nghiên cứu khoa học, cũng bị các tổ chức bảo vệ môi trường và nhiều quốc gia phản đối.
Năng lượng:
Nhật Bản phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu hơn bất kỳ quốc gia công nghiệp nào khác. Thuỷ điện, hiện nay chiếm dưới 5% nguồn năng lượng ban đầu của NB, đã được khai thác triệt để vào những năm 1950, các nguồn than trong nước không cung cấp đủ năng lượng cho nền kinh tế “thần kỳ” của những năm 1960; Nhật Bản phải nhập khẩu 99,7% lượng dầu mỏ tiêu thụ trong nước; NB không có mỏ uranium và các nguồn năng lượng thay thế như địa nhiệt, năng lượng mặt trời… chỉ cung cấp được chưa đầy 2% nhu cầu tiêu thụ. Trên thực tế, NB chỉ tự cung cấp được khoảng 18% nguồn năng lượng.
Trong những điều kiện đó, Nhật Bản luôn được đánh giá là nền kinh tế sử dụng năng lượng đạt hiệu quả nhất: Nhật chỉ tiêu thụ 7% nguồn năng lượng toàn cầu nhưng lại sản xuất ra 15% của cải của toàn thế giới. Cơ cấu năng lượng của NB so với các nước
Công nghiệp chế tạo.
Phần lớn sức mạnh kinh tế của Nhật Bản nằm trong ngành cơ khí chế tạo. Xe hơi là một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất. Mỗi năm NB sản xuất trên dưới 10 triệu chiếc xe hơi các loại, trong đó xuất khẩu khoảng một nửa. Ngoài số xe sản xuất trong nước, ôtô của các công ty Nhật còn được lắp ráp và chế tạo tại các nhà máy ở nước ngoài với mức độ nội địa hóa tuỳ thuộc vào trình độ công nghiệp và chính sách của nước sở tại.
Ngoài xe con NB cũng sản xuất và xuất khẩu nhiều xe tải, xe buýt, và các phương tiện vận tải khác. Đóng tầu cũng là ngành công nghiệp hàng đầu nhưng gần đây do sự phát triển của các nước khác, NB phải giành dật rất vất vả các hợp đồng đóng tầu mà vẫn không đủ việc làm.
Nhật Bản cũng rất nổi tiếng về về ngành điện tử và thiết bị điện. Các sản phẩm được ưa chuộng gồm: các thiết bị nghe nhìn như radio, catset, đầu video, LCD, DVD, máy ảnh, máy quay video… Nhật xuất khẩu nhiều thiết bị điện tử chính xác dùng trong ngành cơ khí chế tạo trên khắp thế giới, trong đó số người máy công nghiệp luôn chiếm phần lớn thị phần của thế giới. Nhật Bản còn sản xuất và xuất khẩu nhiều máy móc khác như máy văn phòng, máy tính… Thép, kim loại, các sản phẩm kim loại, hóa chất cũng là những sản phẩm mạnh của công nghiệp chế tạo NB.
Ngoại thương:
Cán cân ngoại thương của Nhật Bản những năm gần đây (đơn vị tỷ USD)
Năm: 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Xuất khẩu 414,6 415,3 447,3 509,4 506,5 475,5 516,5 489,8
Nhập khẩu 338,6 315,5 379,9 409,6 366,5 352,7 409,4 424,2
Cân đối: 76,0 99,8 68,4 99,8 140,0 143,8 107,1 65,6
Đầu tư:
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài bắt đầu tăng từ giữa những năm 1960, chững lại trong những năm 1970 do khủng hoảng dầu mỏ, và tăng lại vào những năm 1980 để đạt mức cao nhất 67,5 tỷ USD vào năm 1989. Những năm gần đây đầu tư ra nước ngoài vào những ngành không chế tạo giảm nhiều trong khi đầu tư vào các ngành chế tạo tăng rất vững chắc.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Nhật Bản tăng mạnh trong những năm cuối của thập kỷ 1990, lên tới 28,2 tỷ USD vào năm 2000. Trong đó 70% là đầu tư vào các ngành tài chính, bảo hiểm và thông tin. Các nước có đầu tư trực tiếp vào Nhật Bản nhiều là: Mỹ, Hà Lan, Anh, Canada…
Giao thông vận tải:
Bởi vì Nhật Bản là một quần đảo nhiều núi và diện tích có thể ở được là hiếm và giá cao nên hệ thống giao thông luôn luôn là vấn đề mấu chốt cho các nhà hoạch định chính sách ở mọi cấp: quốc gia, vùng và địa phương. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện tại phản ánh nhu cầu về một hệ thống có thể vận
chuyển người, hàng hoá và truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhật bản dẫn đầu thế giới về sự phát triển của mạng lưới đường sắt cao tốc (shinkansen) và mạng lưới thông tin quốc gia bằng cáp quang. Tuy nhiên Nhật Bản bị tụt lại sau các nhà cạnh tranh châu Âu trong các lĩnh vực khác.
Tổng độ dài đường cao tốc ở Nhật Bản (km) theo các năm
1967 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2001 2002
208 649 1.888 2.860 3.721 4.869 5.930 6.861 6.959 7.200
Tài chính, ngân hàng:
Sau khi nền kinh tế bong bóng xẹp xuống vào đầu những năm 1990, Chính phủ Nhật Bản liên tiếp đề ra các biện pháp tài chính quy mô lớn để kích thích nền kinh tế. Tuy vậy, sau đó kinh tế vẫn khó khăn làm cho nguồn thu ngân sách giảm đáng kể và Chính phủ lại buộc phải liên tiếp phát hành các loại công trái lạm phát tài chính.
Nội các Koizumi lên nắm quyền từ 4/2001,
đã đề xuất chính sách “Cải cách cơ cấu không trừ đất thánh” nhằm cải cách triệt để các hệ thống kinh tế, tài chính, hành chính, xã hội và chính trị. Để giảm bớt các khoản nợ khổng lồ của Chính phủ (dự tính tới 666 tỷ Yên vào cuối năm tài chính 2001), khi soạn thảo ngân sách năm 2002, Nội các này đã đề nghị hạn chế mức phát hành công trái ở dưới 30 ngàn tỷ Yên, giảm 1,7% so với năm trước. Nhưng do kinh tế trì trệ quá dài, tháng 12/2002 Chính phủ lại phải thông qua một ngân sách bổ sung 4,2 ngàn tỷ Yên để kích thích kinh tế và quyết định phát hành thêm 4,97 ngàn tỷ Yên công trái, vượt xa giới hạn 30 ngàn tỷ Yên đề ra ban đầu. Trong ngân sách 81,79 ngàn tỷ Yên của năm tài chính 2003, Chính phủ lại quyết định phát hành 36,45 ngàn tỷ Yên công trái. Đây là mức kỷ lục và mức độ phụ thuộc vào công trái của ngân sách cũng tăng từ 36,9% lên 44,6%. Cuối năm tài chính 2003, dự tính các khoản nợ của Chính phủ trung ương và địa phương sẽ là 685 ngàn tỷ Yên.
Bưu chính, viễn thông:
Cho đến năm 1985, ngành bưu chính viễn thông của Nhật Bản vẫn là độc quyền của công ty nhà nước NTT (Nippon Telegraph and Telephone). Sau khi công ty này được dân doanh hoá và tổ chức lại thì thị trường thông tin và viễn thông của Nhật Bản mới mở cửa cho tư nhân và đầu tư nước ngoài. Những năm gần đây, các công ty đua nhau đưa ra nhiều dịch vụ mới cho điện thoại thường, điện thoại di động, internet với tốc độ cao…. Số người dùng tăng nhanh và giá cả cũng giảm xuống.
Đầu năm 2001, Chính phủ đưa ra chiến lược “e-Japan”, đặt mục tiêu trong 5 năm Nhật Bản sẽ có mạng lưới cáp quang kết nối tới 10 triệu hộ gia đình và internet tốc độ cao, truyền hình cáp… kết nối tới 30 triệu hộ. Đây sẽ là mạng thông tin hiện đại hàng đầu trên thế giới.
(2001)Thuê bao ĐT: 50.700.000
(2002) Thuê bao ĐT di động: 78.880.000
(2002) Người dùng internet: 57.000.000
(2003) Máy chủ internet: 9260
Du lịch, giải trí
Năm 2001, Nhật Bản có 16,2 triệu người đi du lịch nước ngoài, giảm 9% so với năm 2000 do vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ. Ngược lại có 4,8 triệu người đến Nhật, trong đó 2,7 triệu là khách du lịch. Cùng năm 2001, người Nhật chi 6,8 ngàn tỷ Yên cho du lịch trong nước, giảm 8% so với năm 2000.
Dân Nhật đi du lịch nhiều vào 3 dịp trong năm: nghỉ đông vào khoảng tết dương lịch; tuần lễ vàng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và dịp nghỉ hè vào khoảng tháng 7, tháng 8.
Trước đây môn thể thao được nhiều ngưới quan tâm nhất là bóng chày (base ball), nhưng từ năm 1992, với sự thành lập 10 câu lạc bộ chuyên nghiệp, bóng đá Nhật tiến bộ rất nhanh và sôi nổi với đỉnh điểm là World Cup năm 2002 mà Nhật Bản và Hàn Quốc được tổ chức chung.
Ở Nhật còn nhiều môn thể thao truyền thống như vật Sumo, võ Judo, hay kendo (đánh kiếm). Các môn thể thao khác như bóng chuyền, bóng rổ, tennis, trượt tuyết… cũng rất phổ biến.
Âm nhạc, phim ảnh, truyền hình là những phương tiện giải trí rất phát triển ở Nhật Bản và đây cũng là những ngành công nghiệp có thu nhập cao.
Tác giả bài viết: Tổng Hợp
Nguồn tin: hoctiengnhatban.org
Những tin mới hơn
Đang truy cập : 0
Hôm nay : 129
Tháng hiện tại : 129
Tổng lượt truy cập : 13827623
Hợp tác giảng dạy tại doanh nghiệp CÔNG TY TNHH KSMC Lời cảm ơn ! |
Sự hợp tác giữa Trung tâm tiếng nhật SOFL với Công ty cổ phần Xuất... |
Giảng dạy tại công ty xây dựng Shimizu |
Hợp đồng giảng dạy tại công ty cổ phần thiết kế xây dựng Bình Minh ! |
Ngày 21/10/2014 tại trụ sở chính của Trung tâm tiếng Nhật SOFL đã diễn... |
Học tiếng Nhật qua video phim hoạt hình là phương pháp đem đến cho bạn... |
Bạn đã bao giờ tìm hiểu về nguồn gốc của tiếng Nhật khi học chưa? Nếu... |
Mùa xuân Nhật Bản được xem là khoảng thời gian thiên nhiên tái sinh... |
Lễ hội 7-5-3 cho trẻ em Nhật Bản hay ngày lễ Shichi-Go-San, là một... |
Đơn vị đo lường của Nhật Bản truyền thống là hệ đo Shakkan-ho (尺 貫... |