Đường hầm hoa tử đằng tuyệt đẹp tại Nhật Bản
Thứ tư - 17/12/2014 02:44Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Đường hầm hoa tử đằng
Giàn hoa tử đằng
Được gọi với nhiều tên khác nhau như hoa Fuji, hoa wisteria hay hoa tử đằng, loài hóa này tượng trưng cho tình yêu vĩnh của đối với người Nhật. Loài hoa này này cũng tựa như tình yêu đôi lứa, cần sự dày công vun đắp, chăm sóc cẩn thận nhiều năm trời. Dưới ánh dương của mùa xuân, hoa từ đằng lại càng thêm rực rỡ, mang một nét đẹp nhẹ nhàng, tinh khiết.
Không giống như các cách bày trí hoa bình thường, người Nhật đã cho xây dựng một đường hầm hoa trong khuôn viên Ashikaga, họ sử dụng các khung sát cùng thân cây để tạo thành giá đỡ cho giàn hoa từ đằng vươn mình khoe sắc thắm. Những bông hoa nhỏ bé với đủ màu sắc khác nhau đang ngả mình xuống mái vòng tựa như tiên cảnh chỉ xuất hiện trong phim. Lạng mạn và trữ tình, dễ hiểu khi nơi đây được nhiều đôi lứa lui tới.
Không chỉ đến ngắm hoa, hầm Ashikaga cũng là nơi tránh nắng tuyệt vời trong những ngày hè oi bức, con đường tràn ngập bóng râm khổng lồ. Đặc biệt, mùa hoa nở vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, đường hầm này thu hút được rất nhiều nhiếp ảnh gia đến chộp những khoảng khắc đầy thơ mộng ngập tràn sắc hoa. Đường hầm cũng được nhiều bạn lựa chọn để quay những thước phim lãng mạn về tình yêu hay có những đôi lứa đến đây chụp ảnh cưới.
Vào cuối tháng 4 hàng năm, người Nhật còn tổ chức lễ hội hoa Fuji, du khách đến du lịch Nhật Bản trong dịp này tha hồ được đắm mình trong sắc hoa rực rỡ, với 3 màu chủ đạo: tím, trắng và hồng được xen kẽ nhau. Hoa Fuji thường mọc thành chùm nối nhau dài khoảng 80 – 100cm, thi thoảng những cơn gió nhè nhẹ thổi qua cũng đủ để mang hương thơm của hoa phảng phất khắp đường hầm.
Trung tâm tiếng Nhật SOFL
Tiếp cận ngôn ngữ - Chạm đỉnh thành công
Tác giả bài viết: Trung Tâm Tiếng Nhật SOFL
Nguồn tin: hoctiengnhatban.org
Những tin mới hơn
Đang truy cập :
34
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 32
Hôm nay :
1837
Tháng hiện tại
: 1837
Tổng lượt truy cập : 12483021
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |