Thư pháp tại Nhật Bản gọi là thư đạo, chủ yếu theo phái thư pháp Thiền. Thư pháp chính là đỉnh cao của vẻ đẹp chữ Nhật Bản, đây được coi là một trong những loại hình nghệ thuật độc tôn của xứ sở Hoa Anh Đào.
Thư pháp Nhật Bản xuất hiện từ cái nôi thư pháp to lớn: Trung Quốc. Ra đời sau và tuổi đời mới khoảng 1500 năm, nhưng thư pháp Nhật Bản đã trở thành một bản sắc tuyệt vời của chữ tượng hình Á Đông. Thư pháp Nhật Bản được hình thành từ hai kiểu chữ chính là kiểu chữ Hán và kiểu chữ Hiragana, Katakana. Hiện nay, thư pháp được coi là một trong những môn nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản. Tại đất nước này hiện có đến gần 10 triệu đang tham gia viết thư pháp bao gồm cả những nhà thư pháp nổi tiếng và người đang học viết thư pháp.
Tuy ra đời sau và chịu ảnh hưởng nhiều của "cha lớn" là thư pháp Trung Quốc, nhưng người Nhật vẫn có sự sáng tạo riêng mà bằng chứng rõ ràng nhất là hệ thống chữ Kana, chữ đặc trưng chỉ xuất hiện trong thư pháp Nhật Bản. Nếu như chữ Hán được viết trên giấy trắng thì chữ Kana được thể hiện trên nền giấy nhiều màu để phân biệt nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản. Các nhà thư pháp có cách thể hiện trên các chất liệu khác nhau, dùng mực viết trên giấy và khắc chữ trên gỗ và đá sau đó phủ nhũ lên...
Với những nét bút tài hoa, các nghệ sĩ thư pháp bậc thầy của Nhật Bản đã mang đến cho người xem những cảm xúc độc đáo. Một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật thư pháp là mang đến cho người xem những xúc cảm khác nhau. Nét bút như đang múa họa chứ không chỉ là viết chữ. Các nhà thư pháp Nhật Bản chú ý tới yếu tố tạo hình hơn là để người xem hiểu ý nghĩa cảu bản thư.
Khi các Thư pháp gia đã nắm bắt được tinh thần của con chữ và sáng tác tác phẩm có thiện cảm, họ cần cảm nhậnđể tập trung trong sự mô phạm của bản thân, để đạt tới sự tự do hơn, và để giải phóng cá nhân hơn. Đó cũng là ý niệm linh hoạt phụ thuộc vào ngọn bút lông, đường nét (đồng nghĩa với Thư pháp).
Ở Nhật, việc xác lập thư pháp coi như là một bộ môn nghệ thuật hiện đại cũng đang được tiến hành theo tinh thần cách tân. Sức sống của thư pháp trong đời sống hiện đại Nhật Bản biểu hiện ở lịch triển lãm định kỳ vào đầu tháng 7 hằng năm tại Tokyo cùng 9 thành phố khác ở Nhật cũng như tại gần 20 quốc gia trên thế giới. Ngoài ngày mồng 2 tháng Một hằng năm là ngày hội viết chữ của cả nước, thư pháp còn được trọng dụng vào những dịp hiếu, hỉ, mừng tân gia hay mừng nhập môn, nhập trường… Hiện nay, thư pháp đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ cập cho học sinh phổ thông.
Thông tin được cung cấp bởi TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội Cơ sở 2: 44 Lê Đức Thọ Kéo Dài - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: 54 Ngụy Như Kon Tum - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
Tel: 0462 927 213 - Hotline: 0917 86 12 88 - 0962 461 288
Email: trungtamtienghansofl@gmail.com