Những thói quen xấu khiến giao tiếp tiếng Nhật thất bại
Thứ năm - 19/10/2017 09:38Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Luyện giao tiếp tiếng Nhật
Đây là vấn đề này thường gặp nhất trong việc học nói tiếng Nhật. Lý do là khi học ở trường, hầu như chúng ta chỉ thực hành viết, những bài kiểm tra hay bài thi cũng là văn viết.
Trong khi viết, não bộ chúng ta phải hoạt động liên tục để kiểm soát những gì chúng ta sẽ viết ra: xây dựng các ý, chọn từ, sắp xếp các từ theo đúng với ngữ pháp,… và cuối cùng, chúng ta được một câu văn viết hoàn chỉnh. Đó là “chế độ viết” của não bộ. Khi nói, não bộ chúng ta cần ghi lại những thông tin chúng ta nghe được, xử lý các thông tin và phản xạ nhanh chóng để chúng ta phản xạ lại tức thời. Đó là “chế độ nói” của não bộ.
Những người ít thực hành khi nói tiếng Nhật mà chỉ dành thời gian cho viết tiếng Nhật thì não bộ sẽ dần dần chỉ quen với “chế độ viết”. Do đó, khi nói, não bộ chúng ta không thể phản xạ nhanh, cứ loay hoay sắp xếp các ý, các từ ở trong đầu, kiểm tra xem đã đúng ngữ pháp hay chưa,… vừa tốn thời gian mà lại không thể nói ra một cách lưu loát , tự nhiên được.
Để khắc phục được điều này, hãy dành khoảng thời gian để thực hành cả văn nói và văn viết một cách hợp lý.
Khi viết, đã xây dựng ý cho câu, hãy chọn các từ, viết chúng ra thành câu, chúng ta có thể kiểm tra và sửa các lỗi tiếng Nhật nếu có. Khi nói, chúng ta chỉ có thể nói được 1 lần, những câu đã nói ra thì không thể lấy lại. Do đó, chúng ta cảm thấy rất lo lắng, lúng túng và luôn sợ mắc phải lỗi khi nói. Và đương nhiên là với tâm lý hồi hộp, lo lắng, chúng ta không thể nói một cách trôi chảy được.
Để khắc phục điều này, hãy học cách nhìn mọi việc một cách đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn, đừng đòi hỏi bản thân phải nói tiếng Nhật một cách hoàn hảo. Hãy quan niệm rằng: nếu có nói sai thì chúng ta có thể đính chính, không ai phán xét chúng ta chỉ vì vài lỗi tiếng Nhật chúng ta mắc phải. Bất kỳ ai muốn nói được tốt tiếng Nhật thì cũng đều phải trải qua giai đoạn mắc lỗi này. Có mắc lỗi thì chúng ta mới biết sửa sai và nâng cao trình độ.
Tìm hiểu thêm về cách học tiếng Nhật trực tuyến hiệu quả tại SOFL
Đừng để tâm lý sợ mắc lỗi khiến chúng ta không dám mở miệng thực hành tiếng Nhật, và đương nhiên, tiếng Nhật của chúng ta sẽ mãi mãi kém cỏi.
Đây là một trong những suy nghĩ thường gặp của những ai học tiếng Nhật. Chúng ta thường nghĩ rằng mình hiểu biết “chưa đủ” để có thể thực hành, phải học thêm nhiều hơn nữa mới “đủ” để nói tiếng Nhật.
Thực ra, tiếng Nhật không giống như môn Toán. Trong môn Toán, chúng ta phải học xong các công thức thì mới có thể bắt đầu áp dụng những công thức đó để làm các bài tập. Nhưng tiếng Nhật không giống như môn Toán, tiếng Nhật giống với những môn về Nghệ thuật hơn. Chẳng hạn như môn Vẽ, không ai đợi cho đến khi học hết tất cả kiến thức về Vẽ rồi mới cầm cọ lên để thực hành.
Trên đây là một số thói quen xấu khiến việc giao tiếp tiếng Nhật của bạn thất bại thảm hại. Hãy khắc phục và lên kế hoạch học rõ ràng, chăm chỉ hơn nhé. Trung tâm tiếng Nhật SOFL chúc các bạn sớm chinh phục tiếng Nhật.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trong bài học tiếng Nhật sơ cấp hôm nay, trung tâm Nhật ngữ SOFL sẽ giới thiệu tới các bạn cấu trúc, cách dùng cũng như các ví dụ cụ thể trong từng trường hợp cụ thể của mẫu ngữ pháp “この / その / あの (Kono/ sono/ ano)... Này/đó/kia”.
Đang truy cập :
0
Hôm nay :
13
Tháng hiện tại
: 13
Tổng lượt truy cập : 12514525
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |