Nguyên tắc căn bản trong cấu trúc câu của tiếng Nhật
Chủ nhật - 04/02/2018 16:26Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Nguyên tắc căn bản trong cấu trúc câu của tiếng Nhật
Đừng cứ mãi bắt đầu bằng わたしは~~ và tư duy lối mòn trong diễn đạt tiếng Việt.
Vì sao mình nhận định nhứ thế, dễ hiểu là tiếng Việt chúng ta nói câu nào cũng có chủ có vị, có trước có sau, có trên có dưới, có người có ta…chữ “tôi” xuất hiện luôn luôn trong lúc các bạn nói, vấn đề không phải như thế là sai, nhưng mà chỉ biết nói là “tiếng Việt nó thế!”. Vậy thì tiếng Nhật cũng vậy, chỉ trừ khi bạn muốn nhấn mạnh cái tôi, hay chính bản bản thân bạn, chính quan điểm/cái nhìn của bạn (nghe ra sự việc có vẻ nghiêm trọng) thì mới bắt đầu với わたしは~~.
Xem Thêm : Cách học tiếng Nhật trực tuyến hiệu quả tại nhà cho người đi làm.
Động từ đặt ở cuối.
Vì sao nhỉ? Cũng như mình đã nói ở trên vậy thôi. Tiếng Nhật nó thế. Điều này dẫn đến sự khó khăn bước đầu trong việc xây dựng bộ “giải mã” ngôn ngữ từ Việt sang Nhật trong tâm trí của bạn. Bạn phải định hình khá khó khăn trong khi tiếng mẹ đẻ hay tiếng Anh động từ vẫn đứng giữa câu theo dạng SVO. Trong nguyên tắc này, chúng ta có cả một thế giới động từ với đầy đủ các thì và các thể chưa kể kính ngữ.
Trợ từ phải đúng theo từ mà nó bổ ngữ.
Trợ từ tiếng Nhật thì ôi thôi, người ta soạn cả một từ điển riêng cho nó. Lúc học đại học, mình từng nghe về luận án tiến sĩ ngôn ngữ chỉ bàn đến duy nhất hai trợ từ が ga và は ha. Trợ từ được quyết định tuỳ theo rất nhiều yếu tố: động từ, ý nghĩa muốn diễn đạt…Trợ từ xuất hiện luôn luôn trong câu. Và lỗi mà các bạn mới học tiếng Nhật mắc phải nhiều nhất là hay nhấn mạnh trợ từ.
Nguyên tắc trong cấu trúc tiếng Nhật
Ý nào quan trọng muốn nhấn mạnh thì đặt trước.
Giả sử mình có một câu nói thế này:
Tôi sẽ gặp bạn bè ở Hà Nội vào tuần tới
Nếu áp dụng nguyên tắc 1, mình bỏ わたしは~ thì trong tiếng Nhật mình có thể diễn đạt thành 3 cách khác nhau với cùng một ý nghĩa như trên:
ハノイで らいしゅう 友達に 会います。
らいしゅう ハノイで 友達に 会います。
友達に らいしゅう ハノイで 会います。
Trong câu này có 4 thành phần, động từ 会う, trạng thời thời gian らいしゅう, danh từ nơi chốn ハノイ, và bổ ngữ của động từ là ともだち. Theo nguyên tắc 2, động từ ở cuối là không bàn cãi rồi, theo nguyên tắc 3, らいしゅう thì không cần dùng trợ từ, trợ từ に quyết định bởi động từ 会う, và trợ từ で quyết định bởi ý nghĩa nơi chốn. Thế còn nguyên tắc 4 thì sao. Nguyên tắc 4 này tạo ra sự phong phú trong cách nói và thu hút sự tập trung của người nghe hay điều mà người nói nhấn mạnh bằng cách sắp xếp các thành tố còn lại.
Trên đây là những nguyên tắc căn bản trong cấu trúc câu của tiếng Nhật. Trung tâm tiếng Nhật SOFL chúc các bạn học tốt!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trong bài học tiếng Nhật sơ cấp hôm nay, trung tâm Nhật ngữ SOFL sẽ giới thiệu tới các bạn cấu trúc, cách dùng cũng như các ví dụ cụ thể trong từng trường hợp cụ thể của mẫu ngữ pháp “この / その / あの (Kono/ sono/ ano)... Này/đó/kia”.
Đang truy cập : 0
Hôm nay : 665
Tháng hiện tại : 761
Tổng lượt truy cập : 13839095
Hợp tác giảng dạy tại doanh nghiệp CÔNG TY TNHH KSMC Lời cảm ơn ! |
Sự hợp tác giữa Trung tâm tiếng nhật SOFL với Công ty cổ phần Xuất... |
Giảng dạy tại công ty xây dựng Shimizu |
Hợp đồng giảng dạy tại công ty cổ phần thiết kế xây dựng Bình Minh ! |
Ngày 21/10/2014 tại trụ sở chính của Trung tâm tiếng Nhật SOFL đã diễn... |
Học tiếng Nhật qua video phim hoạt hình là phương pháp đem đến cho bạn... |
Bạn đã bao giờ tìm hiểu về nguồn gốc của tiếng Nhật khi học chưa? Nếu... |
Mùa xuân Nhật Bản được xem là khoảng thời gian thiên nhiên tái sinh... |
Lễ hội 7-5-3 cho trẻ em Nhật Bản hay ngày lễ Shichi-Go-San, là một... |
Đơn vị đo lường của Nhật Bản truyền thống là hệ đo Shakkan-ho (尺 貫... |