Mì RAMEN chuẩn vị Nhật Bản
Thứ sáu - 20/07/2018 14:11Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Ramen có rất từ lâu ở Nhật nhưng đến nay vẫn có những luồng ý kiến khác nhau về nguồn gốc của chúng. Một hướng cho rằng có nguồn gốc ở Nhật Bản được phát minh vào đầu thế kỷ 20. Nhưng nhiều nguồn lại cho rằng chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là món ăn được sứ sở Phù Tang cho là gắn liền với lịch sử hình thành của họ. Khiến cho món ăn này trở nên phổ biến với mọi tầng lớp trong thời hiện đại.
Họ cho rằng phát âm Ramen gần giống với “ lạp miến” của Trung Quốc. Một nhóm người khác lại cho rằng tận thập niên 1950 ramen vẫn có tên gọi là “ shina soba” nghĩa là “ soba Trung Quốc”
Xem thêm: Tìm hiểu nguồn gốc tiếng Nhật
Ramen là mì bao gồm mì sợi kiểu trung quốc to bản được kéo sợi bằng tay. Được phục vụ cùng với nước dùng từ thịt, đôi khi là từ xương cùng với hương vị đậm đà từ tương và miso. Cùng bày biện thêm lên trên bát mì là thịt lợn thái lát mỏng, rong biển sấy khô, mema và hành lá.
Gần như mọi khu vực của Nhật Bản đều có biến thể Ramen của mình, từ món tonkotsu (một loại nước dùng từ xương lợn) ramen của Kyushu tới món miso ramen của Hokkaido.
Những kiểu sợi mì Ramen
Nước súp: là nước được làm từ thịt gà hoặc thịt lợn, kết hợp với một loạt các thành phần như kombu (tảo bẹ), Katsuobushi (vụn cá ngừ vằn phơi khô bào), niboshi (cá mòi bé phơi khô), xương bò, nấm hương và hành tây. Với sự kết hợp với một số loại nguyên liệu khác nhau thì nước hầm có màu nâu đẹp mắt.
Sợi mì: đa số thành phần của mì thường làm từ bột mỳ, muối, nước và một loại nước khoáng có tính kiềm (kansui). Có nguồn gốc từ Nội Mông, nơi nhiều hồ chứa loại khoáng chất này. Được xem là loại nước hoàn hảo để nấu loại mì này. Làm mỳ với kansui khiến cho mỳ có một màu vàng cũng như một kết cấu vững chắc. Ramen có nhiều dạng và độ dày mỏng khác nhau. Thậm chí có những sợi mỏng như dây duy băng. Cũng có một số loại thẳng một số loại lại nhăn.
Ramen được phân chia như sau:
Đó là ramen Shoyu “ nước tương” dùng loại mì xoắn chứ không phải thẳng. Được trang trí với măng tre ướp hay menma, hành lá, kamaboko, nori ( rong biển), trứng luộc, giá đỗ, hoặc cho thêm hạt tiêu. Có nơi còn cho thêm gia vị của Trung Quốc.
Loại thứ hai là Shio ( muối) giữ cho hương vị của ramen có màu vàng nhạt vị thanh nhẹ chứ không mặn.
Ngoài ra đến năm 1965 thì Miso ramen được bổ sung và sử dụng phổ biến. Đây là loại mì được phát minh bởi người Nhật.
Tonkotsu cũng là một loại ramen được hầm từ xương lợn làm cho ramen có màu trắng đục. Người ta ví von loại ramen này giống như sữa và bơ tan chảy một mùi thơm, ngậy, béo. Hay vị của nước thịt luộc nồng nàn quyến rũ người dùng. Sợi mỳ mỏng và thẳng nó được phục vụ kèm với gừng ngâm.
Một loại ramen mới nhất được phát hiện và sử dụng là ramen cà ri ở Hokaido. Chủ yếu dùng xương lợn và rau củ ướp với bột cà ri. Món này dùng sợi mỳ dày và xoăn. Được ăn kèm với giá đỗ, xá xíu.
Để thưởng thức Ramen một cách trọn vẹn nhất bạn hãy trộn đều những nguyên liệu bên trên mì. Thưởng thức nước súp trước để cảm nhận vị ngon và ngọt của mì. Sau đó ăn mì sì sụp cho tới khi không còn sợi mì lẫn giọt nước nào trong bát một cách thoải mái nhất. Khi ăn mì cái chính là không còn thấy khuôn mặt của người dùng cho đến khi tô mì không còn gì cả. Đây được xem là cách ăn thân thiện của người Nhật đối với món ramen này.
Hãy học cách yêu tiếng Nhật từ những món ăn, văn hóa Nhật, cũng như du lịch Nhật Bản. Cùng Nhật ngữ SOFL thực hiện giấc mơ của bạn nhé.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 0
Hôm nay : 32
Tháng hiện tại : 440
Tổng lượt truy cập : 13827934
Hợp tác giảng dạy tại doanh nghiệp CÔNG TY TNHH KSMC Lời cảm ơn ! |
Sự hợp tác giữa Trung tâm tiếng nhật SOFL với Công ty cổ phần Xuất... |
Giảng dạy tại công ty xây dựng Shimizu |
Hợp đồng giảng dạy tại công ty cổ phần thiết kế xây dựng Bình Minh ! |
Ngày 21/10/2014 tại trụ sở chính của Trung tâm tiếng Nhật SOFL đã diễn... |
Học tiếng Nhật qua video phim hoạt hình là phương pháp đem đến cho bạn... |
Bạn đã bao giờ tìm hiểu về nguồn gốc của tiếng Nhật khi học chưa? Nếu... |
Mùa xuân Nhật Bản được xem là khoảng thời gian thiên nhiên tái sinh... |
Lễ hội 7-5-3 cho trẻ em Nhật Bản hay ngày lễ Shichi-Go-San, là một... |
Đơn vị đo lường của Nhật Bản truyền thống là hệ đo Shakkan-ho (尺 貫... |