Cách chào hỏi trong tiếng Nhật được coi là một văn hóa đầy tính nhân văn của người Nhật. Văn hóa này bao gồm các câu chào hỏi, cung cách lịch sự khi giao tiếp và phong tục cúi người khi chào của người Nhật.
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tuỳ thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Cách chào hỏi trong tiếng Nhật cũng là một lễ nghi cơ bản nằm trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Cách chào hỏi này được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Nhật, và cho đến nay khi hội nhập văn hóa tân tiến hàng đầu thế giới, những lễ nghi này vẫn được sử dụng ngay trong cuộc sống hằng ngày. Cùng trung tâm tiếng Nhật SOFL tìm hiểu từng cách chào hỏi tiếng Nhật nhé!
1, Nghi lễ cúi đầu khi chào hỏi.
Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi, người Nhật thường hay cúi gập người xuống. Hành động này trong tiếng Nhật gọi là ojigi. Ojigi trong văn hóa Nhật được coi như một cái bắt tay hay một cái ôm hôn chào hỏi như ở các đất nước khác. Điều quan trọng khi cúi chào đó là bạn nên cúi đầu thấp hơn so với người đối diện. Điều này là một dấu hiệu của sự tôn trọng, đặc biệt nếu người đối diện ở địa vị xã hội cao hơn bạn, hoặc nếu bạn không biết người đó.
Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau, vì thế người ta chia ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp. Thông thường trong cuộc sống hằng ngày có 3 kiểu ojigi sau:
- Chào hỏi xã giao hàng ngày, khẽ cúi người khoảng 15 độ, thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào.
- Chào hỏi có phần trang trọng, cúi người khoảng 30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15 cm.
- Chào hỏi trang trọng (kiểu Saikeirei): cúi xuống từ từ và rất thấp (trên 45 độ) là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
2, Lịch sự trong giao tiếp chào hỏi:
* Người Nhật coi trọng việc trao giao tiếp như một lời chào hỏi trong công việc ở Nhật. Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay. Khi Nhận danh thiếp bạn không nên cất đi ngay, mà người Nhật rất coi trọng việc bạn cầm lên, ngắm nghía và nghiên cứu danh thiếp của họ. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau.
* Nguyên tắc khi giao tiếp:
+ Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp.
+ “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.
+ Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau.
+ Khi bắt tay với họ thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước.
Thông tin được cung cấp bởi TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội Cơ sở 2: 44 Lê Đức Thọ Kéo Dài - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: 54 Ngụy Như Kon Tum - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
Tel: 0462 927 213 - Hotline: 0917 86 12 88 - 0962 461 288
Email: trungtamtienghansofl@gmail.com